Tiêu xương hàm là bệnh lý nguy hiểm do mất răng lâu ngày không được phát hiện sớm. Tiêu xương không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm gương mặt thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Mặt khác, niềng răng là biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện răng, hàm và cả gương mặt. Vậy tiêu xương hàm có niềng răng được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhất!
Mục lục
Tiêu xương hàm là gì?
Tiêu xương hàm (hay bệnh tiêu xương ổ răng) là hiện tượng mật độ, chất lượng xương hàm bị suy giảm từ nhiều nguyên nhân, làm lợi dần teo lại, méo mặt, lão hóa, chảy xệ và làm lệch khớp cắn. Tình trạng này bao gồm cả trường hợp tiêu xương răng hàm trên và tiêu xương răng hàm dưới.
Thông thường, nguyên nhân gây tiêu xương hàm do hiện tượng mất răng và viêm nha chu gây nên.
Hiện tượng mất răng: khi một chiếc răng mất đi, tại vị trí đó sẽ có một khoảng trống, khi không còn lực nhai tác động lên xương hàm từ đó dẫn tới quá trình tiêu xương. Sau khoảng 3 tháng sau khi mất răng, mật độ xương hàm sẽ dần giảm đi. Trong 12 tháng đầu, khoảng 25% sẽ tiêu biến, từ 3 năm trở đi, xương hàm có thể tiêu biến tới 45-60%.
Viêm nha chu: lợi bị viêm gây tụt lợi, hở chân răng; dẫn tới tình trạng xương và dây chằng bao bọc quanh răng bị tiêu hủy dần.
Tiêu xương hàm có ảnh hưởng gì?
Tiêu xương hàm là một bệnh khá phổ biến, tuy nhiên nhiều người còn chủ quan do không thấy được tác hại ngay lúc đó. Nhưng về lâu dài bệnh lý này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Sau đây là một vài tác hại do tiêu xương hàm gây ra:
Ảnh hưởng đến chức năng nhai
Xương hàm tiêu biến và dần yếu đi không nâng đỡ được răng và lợi dẫn đến tình trạng tụt lợi, đường chân răng lộ ra. Đây là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng.
Hơn nữa, khi bị mất răng các răng còn lại có xu hướng đổ dồn về phía răng bị mất, làm mất sự cân bằng trong hàm, khi thiếu đi điểm tựa răng dễ bị xô lệch, lung lay và rụng sớm. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn ảnh hưởng đến chức năng nhai, khó ăn uống, ăn không ngon.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Tiêu xương hàm có thể dẫn đến xương hàm trên hoặc dưới bị ngắn hơn. Sau vài năm, xương hàm bị tiêu biến đến 60% làm cho các cơ và dây chằng hóp vào trong khiến gương mặt người bệnh teo nhỏ, già nua trước tuổi, đây cũng là nguyên nhân của tình trạng móm – lão hóa sớm.
Cản trở việc điều trị
Khi bị tiêu xương hàm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời vấn đề này sẽ ngày càng nghiêm trọng. Xương giảm cả về mật độ và chất lượng, nền xương yếu sẽ rất khó để áp dụng phương pháp trồng răng Implant thông thường. Lúc này, nếu muốn điều trị cần nhờ đến ghép xương với chi phí rất cao.
Tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Nếu bạn đang thắc bị tiêu xương hàm có niềng răng được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào mức độ tiêu xương. Để xác định tình trạng tiêu xương đang ở mức độ nào, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cần chụp phim x- quang.
Với tình trạng tiêu xương mức độ nhẹ nhất là tiêu xương do bệnh lý nha chu, bạn có thể niềng răng được. Trước hết, bạn sẽ cần chữa bệnh nha chu rồi mới bắt đầu quá trình niềng răng được. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tiêu xương, kiểm soát tình trạng tiêu xương và đưa ra phác đồ phù hợp nhất cho bạn.
Với tình trạng tiêu xương mức độ nặng, cũng có thể vẫn niềng răng được. Tuy nhiên, để di chuyển răng thì xương hàm cần khỏe mạnh vậy nên bệnh nhân phải thực hiện cấy ghép xương, sau khi xương tích hợp tốt rồi mới tiến hành niềng răng để điều chỉnh các sai lệch trên cung hàm.
Đọc thêm:
Lưu ý niềng răng khi bị tiêu xương hàm
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
Chọn nha khoa uy tín để niềng răng, vì với trường hợp bị tiêu xương hàm nặng cần bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao và tận tâm theo dõi trong suốt quá trinh niềng. Phương pháp niềng răng cũng rất quan trọng để đem lại hiệu quả tốt nhất.Cần chú ý việc vệ sinh răng miệng: chải răng thường xuyên, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ.
Về chế độ ăn: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cần tránh những món ăn quá cứng, quá dai, nên lựa chọn những món ăn mềm, dễ nhai và ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
Bạn cũng cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc đủ liều lượng và tái khám đúng lịch.
Đọc thêm: Tại sao một số người bị tiêu xương sau khi niềng răng?
Cuối cùng, đừng quên khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm những vấn đề về răng. Vì khi được chẩn đoán sớm việc điều trị sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều, bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian, công sức hay tiền bạc, sức khỏe cũng không bị ảnh hưởng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời những câu hỏi về bệnh tiêu xương hàm và việc niềng răng khi mắc phải bệnh này.
Nếu có nhu cầu niềng răng hay tư vấn niềng răng, vui lòng liên hệ Nha khoa Thúy Đức qua số hotline 096 3614 566
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page